Phân biệt にしたがってvà につれて:
Rất nhiều bạn hỏi về vấn đề bên dưới nên SAKAE đã dành thời gian phân tích, hi vọng sẽ giúp được các bạn 2 mẫu khá khó nhằn này.
Phân biệt にしたがってvà につれて:
A. Điểm giống nhau:
Khi mang nghĩa “cùng với”, “càng…càng…”, trong đa số trường hợp thì 2 mẫu câu này có thể thay thế được cho nhau.
Ví dụ:
1. 日がたつにしたがって(につれて)、会話が上達してきた。
Trải qua thời gian thì khả năng giao tiếp tiếng Nhật của tôi cũng đã tiến bộ.
2. 台風の接近につれて(にしたがって)、雨や風が強くなってきた。
Bão càng đến gần thì gió và mưa càng mạnh lên.
B. Điểm khác nhau:
1. Nét nghĩa riêng
+ Theo…
Vì chữ hán của ngữ pháp にしたがってlà chữ 従Tùng ( Tòng ) trong phục tùng(服従), tòng quân(従軍)…
mang nét nghĩa là “theo…” nên chỉ có にしたがってsử dụng được trong trường hợp này.
計画にしたがって、案件を展開した。Đã triển khai dự án theo kế hoạch.
+ Vì thế…
Khi したがってđứng đầu câu, sẽ được dùng như 1 liên từ mang nghĩa là “vì thế” chỉ quan hệ nguyên nhân –
kết quả thiên về đưa ra kết luận.
ここは禁煙です。したがって、たばこはここで吸ってはならない。
Ở đây có biển “禁煙”. Vì thế không được hút thuốc ở đây.
2.Nét nghĩa chung
Mặc dù ở trên có nói khi mang nghĩa “cùng với”, “càng…càng…”, trong đa số trường hợp thì 2 mẫu câu này
có thể thay thế được cho nhau, tuy nhiên các trường hợp sau cần chú ý:
+ AにつれてB chỉ dùng cho quan hệ thay đổi cùng chiều ( A tăng, B tăng, A giảm, B giảm… ) .
Còn にしたがってdùng được cả trong trường hợp thay đổi cùng chiều và ngược chiều ( A tăng, B giảm hoặc ngược lại ).
人口が増加するにつれて(にしたがって)、食料需要も拡大している。
Dân số càng tăng thì nhu cầu lương thực cũng tăng theo.
人口が増加するにしたがって(につれてX)、仕事が少なくなっていく。
Dân số càng tăng thì việc làm càng ít đi.
+ Vế sau của につれて không dùng các biểu hiện có ý chí, mà chủ yếu là các biến đổi tự nhiên, trong khi
にしたがって có thể dùng cho cả 2 trường hợp đó.
通勤客が増える(X につれて/にしたがって)、今後、バスの本数を増やしていこうと思っている。
Chúng tôi định về sau sẽ làm tăng số lượng xe bus cùng với sự tăng lên của hành khách sử dụng xe bus để
đi làm.
Bình luận