NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC CHỮ KANJI (phần cuối)

Sai lầm 3: KHÔNG HỌC ÂM HÁN VIỆT

Tâm lý dễ có khi học kanji là không muốn nhớ thêm yếu tố nào nữa vì đã có quá nhiều kiến thức cần nắm bắt chỉ trong một chữ kanji. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng chính suy nghĩ đó lại gây cản trở để nhiều bạn bè tôi bỏ qua một lợi thế rất lớn mà những bạn ngoại quốc khác không thể có được. Đó là âm Hán – Việt. Các thầy cô của tôi thường không kiểm tra âm Hán – Việt trong các bài kiểm tra kanji, điểm số chỉ tính cho cách viết và cách đọc âm ON hay âm KUN mà thôi. Có lẽ điều này càng tạo thêm lý do chính đáng để âm Hán – Việt bị cho là vô dụng và dư thừa.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, âm Hán – Việt đem lại vô vàn lợi ích cho người học kanji. Âm Hán – Việt không chỉ giúp tôi nhớ cách phát âm ON qua một số quy luật, đôi khi trong những bài đọc hiểu mà xuất hiện từ mới được ghép từ kanji, tôi lại suy đoán nghĩa của nó bằng nghĩa của từ được phát âm Hán – Việt. Âm Hán – Việt giúp tôi gọi tên những bộ thủ và chữ kanji mình đã nhớ, tôi không thể nào nhớ nó mà không biết nó tên gì? Việc nhớ và gọi tên từng chữ Kanji khiến tôi thích thú và liên tưởng mỗi kí tự như một con người nào đó có tên gọi đàng hoàng. Bạn có bao giờ viết tên mình bằng chữ Kanji chưa? Không dừng lại đó, tìm hiểu về âm Hán – Việt tôi có cảm giác như được trở về cội nguồn của ngôn ngữ dân tộc, tôi không chỉ được bổ sung vốn từ Kanji, mà còn được trao dồi những tinh hoa của chính ngôn ngữ mẹ đẻ.

Sai lầm 4: CÔ LẬP CHỮ KANJI

Cho đến giờ tôi vẫn giữ cuốn tập nháp mà mình cùng bạn bè ngồi cạnh thi nhau viết tràn lan kanji. Thực chất, nó vẫn có tác dụng nào đó nhưng nguy cơ mà nó mang lại là khiên tôi nhớ nhầm nét hay nhầm bộ khi đối diện với nhiều kanji gần giống nhau, nhất là trong các bài thi năng lực Nhật ngữ. Nguyên nhân chính là do tôi cô lập chữ kanji đó mà không viết nó đứng chung với một kanji khác để tạo nên một từ có nghĩa. Về sau, tôi cố gắng viết kanji ngay trong bài Sakubun Cô giáo giao cho. Tôi vẫn không quên được cảm giác phấn khích khi tự tay viết được một đoạn văn dài với rất nhiều chỗ hiragana đã được kanji thay thế. Dần dần, tôi không chỉ không ngại khi nhìn thấy kanji, mà còn mong muốn sự xuất hiện của kanji vì như vậy sẽ làm cho bài đọc hiểu trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn là chỉ toàn xuất hiện chữ hiragana. Mỗi lần muốn học thêm kanji mới, thay vì mở ra từ điển kanji hay danh sách kanji, tôi mở ra một đoạn văn nào đó có chứa kanji, thậm chí một bài báo copy từ internet, rồi cố đọc và khám phá chữ kanji trong chính ngữ cảnh của nó.

Sai lầm 5: KHÔNG TRA KHI KHÔNG NHỚ

Tôi nhận thấy không có lý do nào đủ thuyết phục để biện minh rằng người học kanji không tiến bộ được  vì thiếu nhiều phương tiện. Bạn có thể tra cứu bất cứ lúc nào bằng ứng dụng trên điện thoại hoặc cứ kè kè trong cặp cuốn sổ tay kanji như tôi. Sở dĩ tôi nhắc đến điều này vì tôi không thể nào quên được cảm giác tức tối khi trong giờ thi lại nhìn thấy một chữ kanji nào đó mà có lần mình đã bỏ trôi không thèm tra cứu.

Có thể những điều trên có thể giống hoặc không giống với bạn, và thậm chí ngay cả khi tôi khắc phục được những sai lầm này cũng không phải tôi đã chinh phục xong ngọn núi Kanji. Đến khi đi làm dù tiếp xúc với văn bản tiếng Nhật hằng ngày tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy chữ kanji nào đó mình chưa biết. Nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu, quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.

 

Đăng lúc 22 June, 2016

Bình luận


avatar
1
10 October, 2022 lúc 10:13
555

avatar
1
10 October, 2022 lúc 10:13
bxss.me/t/xss.html?%00

avatar
0"XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR"Z
10 October, 2022 lúc 10:13
555

avatar
1
10 October, 2022 lúc 10:13
555

avatar
${@print(md5(31337))}
10 October, 2022 lúc 10:13
555

Để lại bình luận

zalo