NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI HỌC CHỮ KANJI (phần 1)

Tiếng Nhật được xếp hàng là ngôn ngữ khó. “kanji” cũng trở thành “mối đe dọa” cho bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Nhưng các bạn hãy yên tâm, hãy cùng Sakae khám phá ra những sai lầm thường gặp khi học kanji qua trải nghiệm của một bạn đã chinh phục được tiếng Nhật. Và cùng nhau rút ra những kinh nghiệm bổ ích nhé!

Sai lầm 1: MẤT TINH THẦN

Có thể nói đây là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm không nên có nhất. Khi chinh phục xong hai thử thách không kém phần cam go là bảng chữ hiragana và katakana, tôi vẫn còn hừng hực trong mình hào khí để tiếp tục tiến lên. Nhưng lần đầu tiên đối diện với kanji quả thật là một trải nghiệm đầy thử thách. Thế giới quan về tiếng Nhật của tôi như được mở ra một chân trời mới, đến nỗi tôi cảm thấy đầu óc mình quá bé nhỏ để chứa đựng đủ khối lượng những kí tự lạ lẫm và phức tạp đến vậy. Mới chạm ngõ tiếng Nhật mà ngọn núi kanji đã làm tôi lung lay quyết tâm.

Cứ ngỡ bản thân mình kém cỏi, nhìn quanh nghe những lời than thở làm tôi càng thêm ngao ngán hơn. Không ít người quen học ở những trung tâm Nhật ngữ khác đã bỏ cuộc và câu trả lời tôi nhận được khi tôi hỏi họ về lý do là “ kanji khó quá!”. Tôi tự nhủ mình không thể chọn một con đường nào khác. Đã quyết định thì phải đi tiếp. Thế rồi dần trở thành quen, tôi tự đặt cho mình những mục tiêu đơn giản nhất. Và cho đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự thật rằng: mình vẫn còn trên con đường chinh phục từng kí tự. Tôi rút ra bài học cho riêng mình: đừng hỏi bao giờ mới xong, nhưng cứ nhất quyết không khi nào dừng lại. Cũng giống như chữ Kanji đầu tiên tôi học là: chữ NHẤT (一), nó chỉ duy nhất một nét mà thôi! Nó nhắc tôi nhớ rằng chỉ duy nhất một con đường tôi đã chọn, không thể bỏ cuộc dù có thế nào. Và với tôi, đó là chữ kanji dễ nhất nhưng cũng là khó nhất.

Sai lầm 2: HỌC VẸT

Thời gian đầu, tôi cố gắng tìm cho riêng mình một phương pháp nào đó thật khoa học để rút ngắn thời gian và tăng số lượng kí tự sao cho nhanh nhất. Tôi biết mình giỏi tưởng tượng, nên đã tìm kiếm tất cả những tài liệu Kanji nào giúp nhớ nhanh bằng phương pháp tượng hình. Quả thật, phương pháp này khá hiệu quả, nó làm tôi cảm thấy Kanji không còn khô khan nữa nhưng khiến tôi có cảm giác như đang vẽ tranh mỗi lần tập viết. Khi đó, mỗi chữ kanji trở thành một câu chuyện nào đó được mô tả bằng hình. Tôi đã vẽ ngập tràn trên tất cả chỗ trống của cuốn sổ nháp. Tôi tự tin với phương pháp này cho đến khi tôi nhận ra bất cập của nó, khi mình đã quá lạm dụng và không để ý tới các yếu tố khác. Đó là lúc số lượng nét tăng cao, không phải kí tự nào cũng năm hay sáu nét như sơ cấp nữa mà đến mười thậm chí hơn hai mươi nét với một kí tự ở mức trung hay cao cấp. Với tôi, phương pháp tượng hình chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu, nếu cứ cố bám theo suy nghĩ mỗi kí tự là một bức tranh thì chẳng khác nào tôi tự làm khó mình khi phải cố nhớ đến cả trăm bức tranh khác nhau.

Vậy là tôi kiêm nghiệm lại và đi tìm cách khác. Ánh sáng mới mở đường cho tôi khi tôi lật ra cuốn sổ tay Kanji (quển THƯỜNG DỤNG HÁN TỰ), tất cả Kanji được xếp theo bộ, có trật tự và khoa học. Tôi tự đặt mình trong một vị thế khác, không càn học vẽ kanji nữa nhưng học kanji như một người đang nghiên cứu về cấu trúc và quy luật của nó. Thực ra suốt thời gian đầu, tôi nghĩ viết càng nhiều càng tốt, nhưng không biết nếu viết càng nhiều mà không hiểu cấu tạo của nó thì tôi lại mất thới gian càng nhiều. Tất cả kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ. Tôi nhận ra: học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ nhưng là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ kanji một cách khoa học. Một phép toán so sánh đơn giản làm tôi nhẹ nhõm hơn khi nghĩ về kanji: tại sao lại cố nhớ cà nghìn “bức tranh” trong khi chỉ cần nhớ 214 bộ nét cấu tạo nên chúng. Không những thế, bộ thủ còn giúp tôi gợi nhớ về chủ đề và ngầm phân loại kanji về mặt ngữ nghĩa. Đến lúc này, với tôi, kanji không khác gì một trò chơi xếp hình thú vị.

còn tiếp

Đăng lúc 20 June, 2016

Bình luận


avatar
-1; waitfor delay '0:0:15' --
20 October, 2022 lúc 12:39
555

avatar
0"XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR"Z
20 October, 2022 lúc 12:39
555

avatar
0'XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR'Z
20 October, 2022 lúc 12:39
555

avatar
if(now()=sysdate(),sleep(15),0)
20 October, 2022 lúc 12:39
555

avatar
-1" OR 2+574-574-1=0+0+0+1 --
20 October, 2022 lúc 12:39
555

Để lại bình luận

zalo